Hướng dẫn sơ chế, bảo quản thực phẩm lâu trong mùa dịch

Chế biến sẵn rau củ và cất vào tủ lạnh 
Chế biến sẵn rau củ và cất vào tủ lạnh 

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh covid -19, người dân phải ở nhà, tích trữ thực phẩm để hạn chế ra ngoài, giảm nguy cơ lây nhiễm. Vậy làm sao để trữ, bảo quản thực phẩm tươi ngon, lâu ngày, hãy cùng tham khảo ngay những thông tin chia sẻ dưới đây nhé. 

Sơ chế trước khi bảo quản 

Bước sơ chế là bước quan trọng, không thể bỏ qua trước khi tiến hành các biện pháp bảo quản. Nên rửa sạch vỏ ngoài của trái cây, xịt khuẩn xung quanh bao bì thực phẩm mà bạn vừa nhận được trước khi bảo quản. 

Xịt khuẩn bao bì thực phẩm
Xịt khuẩn bao bì thực phẩm

Nếu chưa có thời gian thực hiện bảo quản thực phẩm ngay thì nên để ở nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp. 

Với thịt thì nên để tạm vào tủ lạnh để xử lý sau, rau củ thì có thể mở bao bì, để ở nơi khô ráo, không vội bỏ vào tủ lạnh. 

Đa phần thịt khi bảo quản đông chỉ nên rửa sơ và trực tiếp thực hiện bảo quản thực phẩm. Khi nào cần dùng tới thì sẽ rửa sau. 

Rau củ thì nên bỏ phần héo úa, giũ hết bùn đất và rửa sạch, để ráo chuẩn bị cho việc bảo quản. 

Với những củ như khoai lang, khoai tây nên để ở nơi khô ráo, không ẩm ướt tránh cho chúng mọc mầm. 

Xem thêm: 10 món ăn ngon mùa dịch dễ nấu tại nhà nhanh chóng

Bảo quản thực phẩm tươi sống 

Bảo quản thực phẩm tươi sống thịt cá thì nên bỏ trong ngăn đông tủ lạnh để đảm bảo thời gian bảo quản lâu hơn.

Bảo quản thực phẩm tươi sống 
Bảo quản thực phẩm tươi sống

Nên cắt thịt ra thành từng miếng vừa ăn, chuẩn bị sẵn cho việc mình sẽ ăn gì và cắt trước. Như  vậy thì sẽ dễ hơn trong việc bảo quản và rã đông về sau. 

Sử dụng bịch nilon hoặc túi zip để bảo quản thịt, hoặc cũng có thể sử dụng hộp nhựa để đựng.

Khi cất thịt trong túi zip thì nên chia theo khẩu phần, sau đó ép phẳng loại bỏ mọi không khí trong bịch và cuộn lại. Làm như vậy khi bảo quản thực phẩm sẽ hạn chế được có đá xuất hiện vào những khoảng không. Và thịt của bạn cũng sẽ không bị đông thành một tảng to. 

Bỏ thịt vào bịch và ép lại trước khi cho vào tủ lạnh
Bỏ thịt vào bịch và ép lại trước khi cho vào tủ lạnh

Nên bọc nhiều lớp tránh để thực phẩm bị đông đá quá đà, mất đi hương vị thơm ngon của chúng. 

Với cá thì nên làm sạch, bỏ ruột, mang, vây để tiết kiệm diện tích. Có thể chia ra làm từng hộp nhỏ hoặc sử dụng bì zip để đựng. 

Trữ đông thịt, cá nên bỏ sang một bên hoặc sử dụng tủ đông riêng để tránh gây nhiễm khuẩn khi bảo quản thực phẩm thịt cá tươi sống, không bỏ lẫn với rau củ đông lạnh khác. 

Lưu ý nên lau khô nước trước khi cho vào bịch bảo quản, nếu không có thể sẽ chảy nước ra tủ lạnh, gây khó khăn trong việc lấy thực phẩm. Nên sắp xếp khoa học, chia theo lớp hoặc bỏ vào hộp vừa tránh lộn lại ngăn được mùi lạ. 

Bảo quản thực phẩm tươi sống với phương pháp đông lạnh thì có thể thực hiện bảo quản tối đa khoảng 7-10 ngày đối với thịt bò, thịt heo và gà, vịt thì khoảng 7 ngày. Với cá thì chỉ nên để khoảng 3 ngày trên ngăn đông thì mới đảm bảo độ tươi ngon. 

Trừ khi là thực phẩm cấp đông sẵn thì có thể bảo quản lâu hơn vì cách cấp đông đấy ở nhiệt độ khoảng -360 độ thì mới có thể đảm bảo thịt được giữ lâu hơn. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mua thực phẩm tại nhà mùa dịch đảm bảo nhất

Bảo quản thực phẩm đã chế biến 

Với thực phẩm chế biến thì khi nấu xong nên để nguội và trữ trong hộp nhựa đậy nắp bỏ vào tủ lạnh. Còn với thức ăn thừa thì hâm nóng lại và cũng để nguội trước khi cất. 

Mỗi một loại thực phẩm nên có hộp đựng riêng, hoặc bỏ ra dĩa và dùng màng thực phẩm bao lại, nếu như sẽ dùng ngay trong ngày. Nhưng tốt nhất thì vẫn nên sử dụng những hộp thức ăn làm từ chất liệu thân thiện và có nắp đậu. 

Và khi sử dụng thì nên làm nóng lại và chỉ dùng một lần sau đó, không nên tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh lần nữa. 

Bảo quản thực phẩm thừa hoặc đã chế biến 
Bảo quản thực phẩm thừa hoặc đã chế biến

Đối với các món canh thì chỉ nên để khoảng 24 giờ trong tủ lạnh. Những món kho hay món mặn thì chỉ để tối đa 3 ngày. 

Dùng thêm giấy dán để note lại ngày cất, dán trên nắp, thân hộp để dễ nhìn thấy, tránh lãng quên và phí thức ăn. 

Còn với những món ăn như chiên, áp chảo thì nên đổ thêm dầu khi trữ trong ngăn mát. Như vậy thức ăn mới không bị khô, nên làm nóng để nguội trước khi cất, chứ không nên để quá lâu bên ngoài rồi mới cất vào tủ lạnh. 

Khi gia đình không có tủ lạnh thì nên sử dụng tới các thùng đá hoặc cất riêng vào nơi thoáng mát và nhớ sử dụng liền trong ngày. Và phải đậy nắp để tránh ruồi, chó mèo vây quanh. 

Phát hiện thức ăn có mùi hoặc có màu sắc khác thường thì nên đổ ngay, không nên ăn vào.

Nhưng tốt hơn hết là nên định lượng khẩu phần trước khi nấu, nấu vừa ăn để tránh thức ăn dư lại. 

Xem thêm: Hướng dẫn làm cơm hộp ngon cho cả tuần (chi tiết) 

Bảo quản trái cây, rau củ 

Tương tự với trái cây, rau củ thì cũng phải phân chia rõ ràng từng loại rau củ quả để bảo quản riêng. Khi bảo quản thực phẩm loại này thì không gom chung vào một bịch hoặc hộp, tránh lẫn lộn khi sử dụng. 

Rau củ nấu canh hay đã được lên thực đơn thì có thể xắt theo hình dạng để chế biến như hạt lựu, thái lát… sau đó cho vào túi zip và hút chân không, bỏ vào ngăn mát để dùng dần. 

Với các loại củ như khoai tây, khoai lang, củ từ,… thì nên bỏ bớt đất cát xung quanh củ, không nên để củ thấm nước. Dùng giấy gói củ và bỏ vào rổ, sau đó thì đặt vào đó một quả táo và đậy kín lại. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn. 

Cà chua ngâm muối và xối sạch dưới vòi nước chảy, để ráo và lặt cuống. Xếp vào hộp khô và bảo quản trong ngăn lạnh. 

Hành lá rửa sạch thì lau khô, dùng khăn ăn, giấy gói lại và để trong hộp. Có thể để vào một gói trà túi lọc để hút ẩm, bảo quản được lâu hơn. Nên nhớ củ và lá nhớ tách để riêng để sử dụng. 

Bảo quản ớt tươi
Bảo quản ớt tươi

Ớt thì rửa sạch, lau khô lặt bỏ phần cuống để tránh cuống bị hư thối và lan cho trái. Dùng một chiếc hộp sạch lót giấy và đặt ớt vào, sau đó đặt thêm vài que tăm để hút ẩm. Bảo quản kỹ trong tủ lạnh, khi nào sử dụng thì có thể lấy ra trực tiếp dùng.

Cà rốt, bỏ phần lá xanh, bao lại bằng giấy và bỏ vào hộp thủy tinh. Cất trong tủ lạnh có thể bảo quản trong khoảng một tháng. 

Cắt bỏ phần lá dễ bị hỏng khi bảo quản thực phẩm tuơi
Cắt bỏ phần lá dễ bị hỏng khi bảo quản thực phẩm tuơi

Xà lách thì có thể tách ra, sau đó xịt ẩm khăn giấy, đặt vào bên trong hai mặt túi zip. Cho xà lách vào và đóng túi lại, như vậy rau sẽ không bị dập cũng không bị hơi lạnh ảnh hưởng nhiều. 

Các gia vị như tỏi, hành có thể lột vỏ và lau khô, bỏ vào hộp có lót giấy ăn và cho vào trà túi lọc hoặc que tăm để hút ẩm bảo quản ở ngăn lạnh. Hoặc cũng có thể băm nhỏ ra, cất vào khay đựng đá, bỏ vào ngăn đông để sử dụng dần. 

Dưa chuột là thực phẩm thường dùng nhưng cũng là thực phẩm khó bảo quản nhất. Khi mua nên dùng khăn hoặc giấy lau bên ngoài. Sau đó dùng giấy ăn bọc lại, cất vào hộp và để trong tủ lạnh. Nên để đứng giống với trạng thái của chúng khi mọc ra. Hoặc có thể dùng chai nhựa rỗng để đựng. 

Củ cải, gọt vỏ và cắt khúc sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín để dành sử dụng. Hoặc có thể cho vào túi giấy bảo quản. 

Mỗi một loại rau củ nên có túi, hộp riêng và đừng quên dùng giấy ghi ngày đã cất để sử dụng từ từ. Nếu như dùng túi nilon bọc lại thì nên đảm bảo chất liệu túi an toàn cho sức khỏe. 

Về thời gian bảo quản thì chú ý, nếu để thông thường không bọc giấy hay chuẩn bị trước thì chỉ giữ khoảng 3 – 4 ngày. 

Chế biến sẵn rau củ và cất vào tủ lạnh 
Chế biến sẵn rau củ và cất vào tủ lạnh

Tốt nhất nên chia thực phẩm theo thực đơn có trước, như vậy tránh việc ăn trùng lặp thực phẩm gây ngán lại có thể tránh được việc để quên thực phẩm trong tủ. 

Nên ưu tiên cho các thực phẩm dễ hỏng như dưa leo, rau xanh, xà lách, cải, … Còn các loại củ thì có thể cân nhắc như cà rốt, khoai tây…. Số còn lại có thể để ở giỏ khô, và để ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ phòng. 

Chọn lựa và loại bỏ củ bị hư, thối, thường xuyên kiểm tra, để tránh củ mọc mầm hoặc bị hư.

Xem thêm: 20 món ăn Trung Thu truyền thống tại Việt Nam

Những điều cần lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 

Việc sử dụng tủ lạnh làm nơi trữ và bảo quản thực phẩm vô cùng phổ biến, nhờ hơi lạnh và không gian trong tủ thì thực phẩm được bảo quản an toàn và không tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. 

Không để thức ăn trực tiếp vào tủ lạnh mà nên sử dụng các sản phẩm như hộp sứ, nhựa, thủy tinh để đảm bảo cho việc bảo quản thực phẩm được an toàn hơn, đảm bảo chất lượng và giữ được vị của thức ăn. 

Sử dụng hộp nhựa an toàn cho sức khỏe, không gây mùi hôi. Hộp thủy tinh nên có khả năng duy trì trong môi trường nhiệt độ thấp tốt, đảm bảo an toàn khi bảo quản thực phẩm và tiết kiệm điện năng trong mùa dịch. 

Nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho tủ lạnh từ 1 – 4 độ C khi bảo quản thực phẩm. Như vậy sẽ hạn chế việc vi khuẩn phát triển và duy trì độ tươi của thực phẩm tốt hơn. 

Chú ý không tiếp tục bỏ ngăn đông đối với thực phẩm đã được rã đông. Vì khi nếu tiếp tục bỏ đông thực phẩm sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm độc. Đó là lý do tại sao nên chia thành phần nhỏ và để sử dụng dần. 

Thường xuyên dọn dẹp và lau dọn tủ lạnh
Thường xuyên dọn dẹp và lau dọn tủ lạnh

Ngoài ra nên thường xuyên lau dọn tủ lạnh, khoảng 2 tuần hoặc 1 tháng. Đối với những hộc để thực phẩm xanh, các khay của các tầng. 

Như vậy có thể làm sạch thực phẩm rơi lại và bám trong tủ lạnh gia đình. Hoặc tự mình sắp xếp lại thực phẩm sao cho ngăn nắp, kịp thời phát hiện thực phẩm bị bỏ sót chưa dùng tới. Đồng thời cũng chặn sự phát triển của các sinh vật, nấm mốc bên trong tủ lạnh, giữ an toàn cho thực phẩm. 

Trên đây là những chia sẻ về việc bảo quản thực phẩm trong mùa dịch. Vì mọi người phải trữ lượng lớn thực phẩm tại nhà, hạn chế ra ngoài. Do đó phải đảm bảo thực phẩm để được lâu và duy trì giá trị dinh dưỡng cao nhất. Mọi người còn có thể theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa để học thêm một vài tips đảm bảo giá trị bữa cơm cho gia đình mình nhé. 

Mời bạn đánh giá

Tin liên quan

Quý Khách hàng cần kiểm tra tình trạng hàng hóa và có thể đổi hàng/ trả lại hàng ngay tại thời
Scroll to Top